Luật chữa cháy ban hành theo các điều khoản sau:
Điều 30. Biện pháp chữa cháy cơ bản
1. Huy động các lực lượng và phương tiện nhanh chóng dập tắt đám cháy
2. Tập trung cứu người và tài sản, phòng chống đám cháy bị lan rộng.
3. Thống nhất chỉ huy điều hành trong khi chữa cháy.
Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
1. Các cơ sở, thôn, xã, huyện (quận) khu vực rừng núi, phương tiện cơ giới giao thông đặc biệt phải lên phương án chữa cháy và người đứng đầu phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2. Biện pháp chữa cháy phải được cơ quan tổ chức thực tập định kỳ phê duyệt. Khi thực tập biện pháp các lực lượng và phương tiện phải tham gia đầy đủ.
Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy
Báo cháy bằng các hiệu lệnh, điện thoại, còi, đèn báo…
quy định số điện thoại báo cháy được thống nhất trong cả nước và các phương tiện báo cháy chữa cháy phải được ưu tiên.
Điều 33. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Khi phát hiện thấy cháy bằng mọi cách phải thông báo nhanh nhất cho cơ quan, tổ chức và mọi người xung quanh gần khu vực xảy ra cháy tham gia loan tin và chữa cháy.
2. Cơ quan phòng cháy chữa cháy khi nhận được tin báo trong khu vực được sự phân công từ quản lý nhận lệnh phải lập tức đến chữa cháy. (Trường hợp: Báo cháy ngoài khu vực được phân công thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời báo cáo cho cấp trên của mình.)
3. Cơ quan y tế, điện lực, môi trường, cấp nước, giao thông và các cơ quan khác khi có yêu cầu của chỉ huy chữa cháy thì cũng nhanh chóng huy động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để chữa cháy.
4. Lực lượng dân quân tự vệ cùng cơ quan công an phải có trách nhiệm tổ chức giữ gìn bảo vệ trật tự tại khu vực xảy ra cháy.
Điều 34. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy
1. Khi thấy cháy thì người và phượng tiện tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Khi có lệnh điều động phải thi hành mệnh lệnh ngay. Tài sản và phương tiện được điều động bị thiệt hại hoặc nhà hay công trình bị phá vỡ theo quy định tại điều 38 khoản 1 mục d của luật chữa cháy được bồi thường theo quy định của phát luật.
2. Người, phương tiện, xe ưu tiên của quân đội hoặc tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, tổ chức tại Việt Nam được huy động để tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Điều 35. Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy
Nguồn nước và vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên để chữa cháy khi có cháy.
Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho phương tiện và người khi tham gia chữa cháy
1. Ưu tiên các phương tiện giao thông cho người có nhiệm vụ chữa cháy.
2. Quyền ưu tiên cho lực lượng và phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy sau:
a) Phương tiện và lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được sử dụng đèn, cờ, còi ưu tiên và các tín hiệu khác được ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật.
b) Phương tiện và lực lượng khác khi điều đồng làm nhiệm vụ chữa cháy có quyền ưu tiên tại điều 36 khoản 2 mục a trong phạm vi khu vực chữa cháy.
3. Phương tiện và người khi tham gia giao thông thấy còi, đèn, cờ ưu tiên phải nhanh chóng nhường đường đi làm nhiệm vụ chữa cháy.
4. Lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ giữ trật tự an toàn giao thông phải có trách nhiệm đảm bảo cho phương tiện và lực lượng chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.
Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy
1. Người có chứ vụ cao nhất của đơn vị công an phòng cháy chữa cháy phải có mặt ở mọi trường hợp xảy ra cháy là người chỉ huy trong khi chữa cháy.
2. Trường hợp khi có cháy công an phòng cháy chữa cháy chưa tới kịp thì người chỉ huy chữa cháy được theo quy định sau:
a) Tại cơ sở khi cháy thì người đứng đầu cơ sở đó là người chỉ huy chữa cháy ( trường hợp người đứng đầu cơ sở không có tại thời điểm cháy thì đội trưởng phòng cháy chữa cháy của cơ sở đó hoặc người ủy quyền sẽ là người chỉ huy chữa cháy).
b) Tại thôn (ấp, tổ dân phố, bản) xảy ra cháy thì trưởng thôn (ấp, tổ dân phố, bản) là người chỉ huy chữa cháy (Trường hợp những đối tượng đó vắng mặt thì đội trưởng dân phòng hoặc người ủy quyền sẽ đứng ra chỉ huy chữa cháy).
c) Khi phương tiện giao thông cơ giớ đang lưu thông xảy ra cháy người chỉ huy phương tiện hay chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy ( Trường hợp không có mặt người chỉ huy phương tiện thì chủ phương tiện sẽ chỉ huy chữa cháy).
d) Trường hợp xảy ra cháy rừng thì cơ quan, tổ chức là chủ rừng thì người đứng đầu cơ quan tổ chức hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy. Trưởng thôn (ấp, tổ dân phố, bản) ở khu vực xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy. ( Nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn (ấp, tổ dân phố, bản) hoặc người được ủy quyền tại khu vực xảy ra cháy sẽ là người chỉ huy chữa cháy). Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hay người ủy quyền tại khu vực xảy ra cháy sẽ tham gia chỉ huy chữa cháy.
đ) Đứng đầu cơ quan tổ chức, chủ tịch UBNN xã, phường, thị trấn trở lên có mặt ở khu vực xảy ra cháy là người chỉ huy chỉ đạo chữa cháy.
Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
1. Lực lượng công an phòng cháy chữa cháy là người chỉ huy có quyền sau:
a) Huy động phương tiện và lực lượng phòng cháy chững cháy.
b) Sử dụng các biện pháp chữa cháy sử dụng địa hình, địa vật lân cận và quyết định khu vực chữa cháy.
c) Cấm phượng tiện và người không có nhiệm vụ đi qua lại khu vực chữa cháy, huy động phương tiện, người, tài sản của cơ quan tổ chức, cá nhân hoặc gia đình để chữa cháy.
d) Quyết định phá bỏ nhà, công trình hay chứa ngại vật. Di chuyển tài sản trong tình trạng cấp thiết để cứu người, ngăn chặn không để xảy ra nguy cơ cháy lớn.
2. Người chỉ đạo chữa cháy là người đứng đầu cơ quan tổ chức, chủ tịch UBNN cấp xã trở lên được thực hiện quyền theo quy định tại điều 38 khoản 1 trong phạm vi quản lý của mình.
Người chỉ đạo chữa cháy quy định tại điều 37 khoản 2 mục a, b,c, d của luật chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình được thực hiện các quyền theo quy định tại mục a, b khoản 1 điều 38.
3. Tất cả mọi người chấp hành mệnh lệnh của người chỉ đạo chữa cháy. Người chỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
Điều 39. Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng
1. Chủ tịch UBNN cấp xã người đứng đầu cơ quan tố chức chính quyền nơi xảy ra cháy phải có trách nhiệm chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy đảm bảo các điều kiện phục vụ chữa cháy ( nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo lên chủ tịch UBNN huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ huy giải quyết. Trường hợp cần thiết thì báo cáo cho chủ tịch UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời báo cáo chủ tịch UBNN huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
2. Trường hợp vượt khả năng giải quyết của đại phương theo đề nghị của UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ trưởng Bộ Công An có trách nhiệm chủ đạo phối hợp với các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc chính phủ và UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan để giải quyết.
3. Trường hợp đặc biệt nghiệm trọng Bộ trưởng Bộ Công An báo cáo thủ tướng chính phủ quyết định.
Điều 40. Khắc phục hậu quả vụ cháy
1. Khắc phục hậu quả cháy bao gồm:
a) Tổ chức cấp cứu ngay những người bị thương, cứu trợ giúp đỡ người bị thiệt hại để ổn định đời sống.
b) Thực hiện biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trật tự an toàn xã hội.
c) Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác.
2. Chủ tịch UBNN cấp xã trở lên là người đứng đầu cơ quan tổ chức có cơ sở bị cháy phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại điều 40 khoản 1.
Điều 41. Bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy
1. Lực lượng tổ chức công an có trách nhiệm bảo vệ, khám nghiệm hiện trường điều tra vụ cháy. Tổ chức, cơ quan, gia định và cá nhân nơi xảy ra cháy phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường cháy cung cấp mọi thông tin chính xác về tình hình thực tế về vụ cháy cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Công an phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm lập các hồ sơ cho vụ cháy và đánh giá hiệu quả chữa cháy, tham gia khám nghiệm hiện trường lấy thông tin để xác định nguyên nhân gây ra cháy.
Điều 42. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này.
1. Khi trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao có xảy ra cháy, cơ quan lãnh đạo, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên thì những người có mặt ở đó có trách nhiệm nhanh chóng chữa cháy và chống cháy lan rộng sang khu vực xung quanh.
2. Lực lượng cơ quan phòng cháy chữa cháy của Việt Nam có trách nhiệm nhanh chóng chống cháy không để đám cháy bị lan rộng ra ngoài cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên nơi đây.
3. Lực lượng phòng cháy chữa cháy của Việt Nam khi vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên để chữa cháy phải tuân thủ theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại điều 42 khoản 3.